Old school Easter eggs.
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 Chờ Đợi Giọng Nói Của Em


Phan_10

Chương 20

PHÚT SAO NHÃNG HỌC TRÒ

Ngưu Phương, nam, mười tám tuổi, học sinh cấp ba

Tiếng chuông báo hiệu buổi thi vang lên, tôi mang tâm trạng thấp thỏm vào phòng thi. Số học là môn tôi học rất kém. Khi được thầy giáo phát đề thi, tôi cảm thấy đầu mình như muốn nổ tung ra. Chỉ nhìn thấy ba trang kín đặc toàn chữ là tôi thấy xây xẩm cả mặt mày. Tôi cực ghét mực in của trường, chỉ quẹt nhẹ vào bài một cái là mực in dính nhoe nhoét ra tay ngay. Trước buổi thi, chúng tôi còn cười đùa nói rằng lúc thi, đứa nào cũng bị biến thành đảng viên đảng "tay đen" hết. Nhưng đến khi thật sự vào kì thi rồi thì không đứa nào cười nổi nữa. Tôi lấy một tờ nháp kê lên trên đề thi viết tên mình lên giấy rồi bắt đầu làm bài.

Bài đầu tiên là bài chọn đáp án đúng. Trời ơi, chỉ một bài toán nhỏ mà cho hẳn bốn điểm! Tôi vô cùng sửng sốt, suýt nữa thì kêu thành tiếng. Không hiểu là thầy cô giáo nào ra đề mà ác quá! Đương nhiên là tôi cũng chỉ dám mắng thầm trong bụng vậy thôi. Câu hỏi nhỏ đầu tiên coi như làm xong khá thuận lợi, nhưng đến câu thứ hai thì tôi không biết bắt đầu làm từ đâu cả. Tôi quay bút liên tục, trong bụng chửi thầm mấy cái chữ ABCD chết tiệt này, mỗi đáp án cứ na ná là A, nhưng dường như lại là B... Đầu óc tôi quay cuồng, không biết chọn đáp án nào. Thôi đành phải bỏ qua câu này vậy! Câu tiếp theo tôi không biết làm nên đành phải xem bài tiếp theo, nhưng bài đó tôi cũng không biết làm. Đã vậy tôi quyết tâm chọn bừa đáp án, may ra thì đúng vài câu.

Bài toán thứ hai là bài điền vào chỗ trống, gồm năm câu hỏi nhỏ. Tôi tự nhủ thầm số mình đen đủi, câu nào cũng không biết làm. Đột nhiên tôi nhớ ra cái bài này có ở trong cuốn Rèn Luyện kiến thức cơ bản của tôi. Thế là nhân lúc thầy giáo không đê ý, tôi nhẹ nhàng thò tay vào ngăn bàn. Do dự hồi lâu, tôi nghĩ: tốt nhất là không nên lấy ra, chẳng may bị thầy giáo phát hiện thì nguy to! Thế là tôi bèn rụt tay lại, viết mấy cái công thức và định lí lên giấy nháo, rồi nhanh chóng điền đáp án bài làm. Cuối cùng thì tôi cũng cố xong được bài thứ ba, nhưng cũng không biết là đúng hay sai nữa.

Tôi lại lấy hết dũng khí tiếp tục làm bài. Đang làm được một nửa bài tính toán thì tôi rơi vào bế tắc. Tôi khổ sở mò mẫm đống công thức đã thuộc lòng. Nhưng kì lạ là tại sao đám công thức thường ngày tôi đã học thuộc làu làu giờ bỗng nhiên biến đi đâu mất! Tôi vỗ đầu bồm bộp, với hy vọng tìm ra công thức mà tôi cần đang bị kẹt trong đó. Nhưng dù cho tôi vò đầu bứt tai thì vẫn không thể nhớ ra được. May là cuối cùng cái công thức chết tiệt kia cũng bắt đầu hiện ra. Tôi đang định tóm chặt lấy nó thì thầy giáo coi thi đột nhiên cất tiếng: "Này em kia, em đang nhìn đi đâu thế hả?". Tôi giật nảy mình, mặc dù người bị nhắc không phải là tôi, nhưng cái công thức vừa mới ló ra trong đầu tôi đã lặn mất tăm rồi!

Bây giờ đang là mùa đông nhưng hai bên sống mũi tôi đã lấm tấm những giọt mồ hôi. Bỗng nhiên "Reng...", một hồi chuông ngân lên báo hiệu giờ làm bài đã hết. Tôi đưa mắt nhìn bài thi thảm hại của mình mà ngẩn người ra không biết phải làm thế nào. Thầy giáo thu bài thi của chúng tôi rồi nhanh chóng đi ra khỏi lớp. Tôi vẫn còn ngồi đực ra đó, nước mắt lưng tròng. Một nỗi xót xa khó diễn tả thành lời cứ dâng lên trong lòng tôi.

Nhớ lại ngày trước, mới học tiểu học mà tôi đã phải đeo lên lưng gần chục cân sách vở nặng trịch rồi. Lúc lên xe buýt, mặc dù người đã len được người lên xe rồi nhưng cặp sách của tôi vẫn còn bị kẹt ở ngoài cửa xe. Lên đến cấp hai thì càng khỏi phải nói,thi cử ngày càng nặng nề hơn. Mỗi ngày tôi đều sống trong sợ hãi, sợ bị người lớn đánh mắng, lại càng sợ sự giày vò về mặt tinh thần do kết quả học tập yếu kém. Đến năm lớp chín, vô tình tôi phát hiện ra rằng có đến nửa lớp phải đeo kính cận, trông thật ngán ngẩm! Tôi cũng chẳng phải ngoại lệ. Mẹ thường mắng tôi xem tivi nhiều nên hỏng mắt. Tại sao mẹ không thể nhìn nhận và suy nghĩ một cách khách quan xem trong cả tuần, thời gian tôi xem ti vi và thời gian tôi phải học hành, làm bài tập... Cái nào nhiều hơn? Nếu như bài tập mỗi ngày ít hơn một chút, mỗi ngày tôi có thể ngủ thêm một chút thì tối đến đầu tôi đâu có ong ong, mắt tôi đâu có hoa lên như vậy?

Các thầy cô giáo luôn cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng tôi càng nhiều kiến thức càng tốt,cứ như thể là đang "nhồi vịt" vậy. Tôi thường nghi ngờ bản thân, tại sao tôi chăm chỉ học hành từ sáng tới tối mà chẳng có chút hiệu quả nào? Tôi nghĩ mình đã bị ảnh hưởng xấu bởi phương pháp dạy học không hiệu quả này rồi. Lí do là các thầy cô giáo toàn cho thi những thứ đòi hỏi phải ghi nhớ, trong khi đó, trí nhớ của tôi lại cực kỳ tệ hại.

Trước đó không lâu, một học sinh nữ lớp mười hai của trường tôi xảy ra chuyện. Bạn ấy bị mắc chứng suy nhược thần kinh nên gia đình phải đưa ra ngoại ô để điều dưỡng. Ai cũng cảm thấy tiếc thay vì bạn ấy là một học sinh có thành tích học tập cực kỳ xuất sắc. Ban đầu chúng tôi nghĩ bạn ấy học giỏi như vậy do có ba đầu sáu tay, về sau mới biết, nhờ có mỗi tối học tập chăm chỉ đến tận khuya bạn ấy mới có thành tích đáng nể đến như vậy. Đáng tiếc gần đến giai đoạn nước rút thì bạn ấy lại gặp chuyện. Nếu học hành không vất vả thế này thì kì thi đại học hằng năm đâu có mang sắc màu ảm đạm như vậy?

Còn nhớ một lần họp lớp tiểu học, có một bạn nữ không thấy đến, tôi nghe bạn bè nói rằng bạn ấy không thi đỗ trường chuyên cấp ba, lại bị mọi người trong nhà trách mắng,áp lực tinh thần quá lớn nên bạn ấy bị tâm thần phân liệt, cuối cùng phải vào viện điều trị. Nhớ lại hình ảnh của bạn ấy ngày xưa, thông minh và nhanh nhẹn không ai có thể tưởng tượng ra được bộ dạng của bạn ấy trong viện tâm thần, càng không thể tưởng tượng được bố mẹ của bạn ấy, những người luôn kỳ vọng con mình sẽ thành tài hiện ra sao? Chắc bây giờ họ hối hận lắm!

Tôi cảm thấy đi học thật khổ cực. Tôi không có cả thời gian cho riêng mình. Trường tôi học thường không tổ chức các hoạt động ngoại khóa; thậm chí những ngày lễ, tết cũng sắp xếp lịch học bù. Mặc dù trường tôi luôn hướng đến cái gọi là "giáo dục tố chất", nhưng các bậc phụ huynh luôn nói với chúng tôi rằng: "Một khi chế độ thi đại học vẫn còn thi hình thức giáo dục thi cử sẽ còn tồn tại. Các thầy cô giáo luôn liệt kê ra cho chúng tôi một hiện thực khắc nghiệt: điểm sàn ở các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải luôn thấp hơn điểm sàn của chúng tôi gần một trăm điểm. Điều này càng làm cho chúng tôi thêm mất tự tin. Tôi thật không tài nào hiểu nổi, học sinh ở các thành phố lớn rõ ràng có điều kiện giáo dục tốt hơn chúng tôi rất nhiều: trường lớp, kí túc xá đều rộng rãi, đẹp đẽ, phòng thí nghiệm đầy đủ thiết bị, thư viện rộng rãi, sách báo phong phú, quan trọng hơn là giáo viên ở đó giỏi hơn và có kinh nghiệm hơn, biết cách dạy học sinh làm sao ứng phó được với các kỳ thi. Vậy thì tại sao không cho chúng tôi được đứng trên cùng vạch xuất phát với họ cơ chứ? Tôi thật không thể hiểu nổi tại sao nhà nước lại thiết lập chế độ thi cử bất hợp lý như vậy?

Mặc dù biết học hành là bể khổ, nhưng tôi cũng biết là mình bắt buộc phải học, nếu không sau này sẽ không có chỗ đứng trong xã hội luôn có sự cạnh tranh gay gắt này. Chưa nói đến việc không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, chỉ riêng việc thực hiện được yêu cầu giải quyết vấn đề để tồn tại của mình trong tương lai thôi, chúng tôi cũng đã phải cố gắng hết sức mình rồi.Tuy những điều này tôi đều biết cả, nhưng tôi luôn than thở tại sao mình lại xuất hiện trên thế giới này. Mặc dù bố mẹ tôi rất yêu thương và quan tâm đến tôi, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống của mình chẳng còn chút gì gọi là vui vẻ nữa!

CHAT ROOM

Ngưu Phương là một thanh niên biết suy nghĩ, hơn nữa những suy nghĩ của bạn có chiều sâu, thể hiện khả năng tư duy nhạy bén của bạn. Tôi tin rằng khi bạn tìm được phương pháp học tập hợp lý, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ. Muốn có phương pháp học tập tốt phải dựa vào sự tìm tòi không ngừng của bản thân. Ngoài việc tìm ình một phương pháp học tập đúng đắn, hiện nay, điều quan trọng nhất đối với Ngưu Phương là thay đổi tâm lý chán ghét việc học hành của mình. Chán học là kẻ thù lớn nhất của mỗi học sinh. Một học sinh mắc phải hội chứng chán học thì cho dù cái đầu siêu thông minh đi nữa, bộ não vẫn sẽ bị "đoản mạch". Tôi đồng tình với ý kiến phê phán của Ngưu Phương về chế độ thi đại học hiện tại. Nhưng đối với một học sinh, không thể không phụ thuộc vào hình thức thi cử, cạnh tranh như vậy được. Bởi vì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra phương pháp chọn lọc nhân tài nào công bằng và chính xác hơn chế độ thi cử. Đương nhiên, tính công bằng cũng chỉ là tương đối. Hiện nay, sự khác biệt, chênh lệch về điểm sàn thi đại học giữa khu vực là chính sách được đề ra nhằm mục đích ổn định tình hình chung giữa các khu vực, đã được thông qua chất vấn của hội nghị hiệp thương chính trị. Tôi tin rằng chính sách này sẽ được sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn.

Do đó tôi nghĩ, Ngưu Phương nên tạm thời gạt bỏ thái độ phê phán và tâm lý chán học sang một bên để tập trung học tập. Đây mới là một thái độ đúng đắn của một học sinh sắp bước vào kỳ thi quan trọng trong đời.

Cuối cùng, tôi muốn nói với Ngưu Phương rằng các trường đại học và cao đẳng ở nước ta ngày càng được mở rộng, không lâu nữa, mỗi học sinh đều có thể thực hiện được giấc mơ vào đại học của mình. Vì thế bạn cần phải có niềm tin vào bản thân nhé!

Chương 21 - 22

HỌC TRÒ QUỶ SỨ

Triểu Huy, nam, mười sáu tuổi, học sinh lớp chín

Tôi là một học sinh cấp hai ở nông thôn, giáo viên của trường tôi thường không giỏi bằng giáo viên trên thành phố. Nghe nói, giáo viên trên thành phố không được phép đánh học sinh, nếu không học sinh có thể khiếu nại giáo viên. Thế nhưng ở chỗ tôi, giáo viên đánh học sinh như cơm bữa, các bậc phụ huynh cũng không dám oán trách thầy cô đã đánh con em mình. Bố tôi nói: "Ngày xưa, học sinh trong các trường tư thục thường bị thầy giáo cầm roi quật vào lòng bàn tay. Tố cáo thầy giáo à? Đúng là chuyện không tưởng!". Nói thật lòng, những học sinh ở nông thôn chúng tôi rất ngưỡng mộ các bạn trên thành phố.

Như ở lớp tôi, những người đến muộn trong giờ tự học, nhẹ thì bị phạt đứng ngoài cửa lớp, nếu không may gặp đúng lúc thầy cô giáo không vui thì chắc chắn sẽ bị ăn roi ngay. Nếu ai tỏ ra bất mãn với hình phạt này, được thôi, chắc chắn sẽ có hình phạt nặng hơn đang chờ đợi. Lần trước, lớp tôi có một bạn tên là Vương Bình đến muộn trong giờ tự học. Nhân lúc thầy quay lên bảng, bạn đã lén lẻn vào lớp, nhưng không may bị thầy giáo phát hiện. "Đứng lại!". Thầy giáo quát, làm cho Vương Bình giật nảy mình. Trong phút chốc, cả phòng học trở nên vô cùng yên ắng, tất cả mọi người đều dán mắt vào thầy giáo và Vương Bình.

Đét! Cái roi trên tay thầy giáo quật trúng vào cánh tay Vương Bình, một vệt màu đỏ lập tức hằn lên trên tay cậu ấy. Tiếng của thầy giáo đanh thép: "Trong mắt cậu còn có chút kỉ luật nào hay không? Có còn người thầy này không? Tôi đã phải đến đây từ sáng sớm để dạy bù cho các cô các cậu. Cậu thì giỏi rồi, cứ như là ông chủ nhỏ ấy, giờ này mới đủng đỉnh đến. Tại sao lại đi học muộn? Có phải muốn tôi mang xe đến rước cậu không hả?". Nếu bình thường, thầy chỉ mắng đến đó là thôi, để tiếp tục lên lớp. Nhưng hôm đó chắc tâm trạng không được tốt, nên thầy liền nhìn đồng hồ rồi nói với Vương Bình: "Hôm nay cậu đi muộn hai mươi phút, vậy cậu hãy tự tát vào mặt mình hai mươi cái. Tôi phải cho cậu bài học nhớ đời~". Mọi người ai nấy đều vô cùng sửng sốt, nhìn Vương Bình với ánh mắt đầy thương cảm. Vương Bình sợ đến tái mét cả mặt mày, thảm thiết xin thầy tha thứ, đồng thời hứa với thầy từ sau sẽ không đi muộn nữa. Thế nhưng thầy không nghe, nhất định đòi phạt Vương Bình. Xin thầy không được, Vương Bình đành phải giơ tay tát vào mặt mình. Một cái, hai cái, ba cái... Những giọt nước mắt ấm ức lã chã rơi trên khuôn mặt của cậu bạn tội nghiệp. Mọi người ai cũng cảm thấy bất bình và thương cảm cho cậu ấy. Trong khi đó, tiếng của thầy giáo cứ không ngừng hối thúc: "Tát mạnh lên!", thầy còn nói: "Không tát mạnh thì lần sau lại phạm lỗi!".

Tôi thật không hiểu nổi tại sao học sinh chúng tôi cũng là con người như thầy cô giáo, hơn nữa, ai cũng rất lễ phép với các thầy cô, vậy mà cứ nhìn thấy học sinh là thầy cô lại trở thành những con người tàn nhẫn đến như vậy?

Ngoài hình thức phạt đứng, tát, đá vào mông... chúng tôi còn phải chịu rất nhiều những hình phạt thân thể kì quái khác, chạy bộ là một trong những hình phạt đó. Giữa trời mùa hè nắng chói chang, mặt trời cứ như một quả cầu lửa chiếu những ánh nắng gay gắt thiêu đốt trái đất, không khí trên mặt đất không khác gì trong một cái lò bánh mỳ, ngồi trong phòng học mà ai nấy đều toát mồ hôi hột vì nóng nực, ai cũng mong chóng đến giờ tan học để có thể chạy về nhà tắm một cái át. Đột nhiên thầy giáo gọi tên mười hai học sinh trong lớp. Đây đều là những học sinh không mặc đồng phục của trường trong giờ chào cờ thứ hai tuần trước. Sau khi gọi đủ mười hai bạn học sinh đó, thầy liền bắt họ ra sân vận động chạy đủ tám trăm mét, thầy còn yêu cầu lớp trưởng ra giám sát. Có bạn chạy xong thì mệt quá nên đã ấm ức ca cẩm mấy câu, không may bị thầy giáo nghe thấy được, kết quả là cậu bạn đó bị thầy giáo phạt bò quanh một gốc cây giữa sân trường, làm trò cười cho học sinh cả trường. Cậu học sinh đó hôm sau không đi học, người nhà bạn ấy gửi giấy phép đến trường xin nghỉ cho bạn với lí do bị say nắng, phải ở nhà nghỉ ngơi. Mãi mấy hôm sau, bạn ấy mới có thể đi học lại được.

Tuần trước, nhà trường lại ra một quy định mới: "Những học sinh bị giáo viên mắng ba lần trở lên, hoặc vị phạm kỉ luật nghiêm trọng sẽ phải đánh răng ngay trước mặt cả lớp". Quy định mới này của nhà trường làm học sinh chúng tôi dở khóc dở cười. Không may, hình phạt mới này rơi trúng xuống đầu người bạn thân của tôi.

Nguyên nhân của chuyện này từ một trò đùa của bọn tôi. Một hôm, một người họ hàng của tôi nói rằng thầy Đinh dạy môn số học tối nào cũng chạy đến nhà bạn Chu Quốc Trợ học cùng lớp tôi và trở thành gia sư miễn phí cho cậu ta. Chu Quốc Trợ là một học sinh cá biệt của lớp. Cả lớp tôi ai cũng ghét cậu ta vì thói thích làm vương làm tướng trong lớp. Bố của cậu ta là chủ tịch huyện, vì thế thầy cô giáo thường không dám phạt cậu ta. Có người họ hàng nhà tôi nói rằng thầy Đinh không muốn làm thầy giáo, thầy muốn làm hành chính, vì thế bắt buộc phải đến lấy lòng chủ tịch huyện để mong được ông ấy điều lên làm bí thư huyện ủy. Hôm đó, sau khi tan học, đến phiên tôi và Đại Bằng trực nhật. Tôi liền đem chuyện này kể cho Đại Bằng nghe, còn nói: "Lão Đinh đúng là cúp chó cúp đuôi!". Đại Bằng nghe xong, cười nhạt và nói rằng tôi chỉ biết mắng người sau lưng thôi. Tôi ức quá, nói lại rằng có kẻ nhát gan hơn, đến mắng sau lưng người khác mà cũng không dám. Đại Bằng hỏi tôi có phải đang nói cậu ấy không? Tôi thẳng thừng công nhận, còn thách cậu ta dám viết câu tôi chửi "Lão Đinh đúng là chó cúp đuôi!" lên bảng. Đại Bằng hứ một tiếng rồi cầm phấn viết đầy lên bảng câu tôi vừa chửi. Tôi liền vỗ tay khen hay.

Chúng tôi cười đùa chán liền đóng cửa đi về. Hôm sau, lúc đến trường, còn chưa vào đến lớp thì tôi đã nhìn thấy thầy Đinh đang đứng trên bục giảng trong lớp, mặt đằng đằng sát khí, cặp lông mày nhăn lại. Các bạn ngồi trong lớp không ai dám hó hé điều gì. Không khí trong lớp yên lặng đến đáng sợ, giống như sự yên lặng trước khi bão tố ập đến. Tôi không biết có chuyện gì xảy ra, nhưng vừa vào chỗ ngồi, tôi đã phát hiện ra. Trời ơi! Hôm qua hai đứa chúng tôi đã quên không lau bảng. Những gì mà Đại Bằng viết vẫn còn nguyên trên đó.

Đét! Tôi giật nảy cả người, cứ cảm giác như cây roi của thầy Đinh đang quất mạnh lên người mình. Thầy Đinh vụt mạnh đến mức bụi phấn ở trên bàn giáo viên bay tứ tung. Thầy nghiến răng ken két nói: "Tôi nhất định phải điều tra cho ra ai là người làm chuyện này. Tôi phải cho cậu ta đánh răng trước lớp!". Tim tôi đập thình thịch, bởi vì chuyện này cũng có liên quan đến tôi. Tôi không dám nhìn Đại Bằng, lòng thầm mong thầy giáo sẽ không điều tra ra. Thế nhưng ước muốn nhỏ nhoi đó đã bị thầy phá vỡ hoàn toàn. Thầy Đinh lôi Đại Bằng ra khỏi chỗ ngồi của cậu ấy, chỉ một cái gạt chân, thầy đã khiến cho Đại Bằng ngã lăn ra sàn bê tông lạnh giá. Đại Bằng tội nghiệp bò dậy, run rẩy xin lỗi thầy Đinh, xin thầy tha thứ. Đại Bằng không hề khai ra tôi, vì thế tôi vô cùng cảm kích, nhưng cũng rất lo cho cậu ấy!

Thầy Đinh hoàn toàn không thèm để ý đến những lời xin lỗi và cầu xin của Đại Bằng, còn bắt cậu ấy ra ngoài cửa hàng mua bàn chải đánh răng, ra lệnh cho Đại Bằng lập tức đánh răng trước lớp. Thầy Đinh bảo Chu Quốc Trợ mang máy ảnh ra để chụp ảnh Đại Bằng đánh răng trước lớp, dán lên bảng thông báo của cả trường cho cả trường cùng xem. Nhìn bóng Đại Bàng lầm lũi đi về hướng cửa hàng tạp hóa, trong lòng tôi vô cùng đau xót. Thầy cô ơi, vì sao thầy cô lại đối xử với học sinh chúng tôi như vậy? Rốt cuộc những thầy cô giáo giỏi, yêu thương học sinh mà chúng tôi nhìn thấy trên ti vi có tồn tại hay không?

Chat room:

Hình thức phạt thân thể học sinh không chỉ có ở nông thôn mà thành phố cũng có. Nó có liên quan đến tố chất của mỗi giáo viên, đến phương pháp truyền thống của Trung Quốc và cả sự thiết hiểu biết, coi nhẹ pháp luật của người dân. Trong quan niệm giáo dục truyền thống của Trung Quốc, đánh mắng trẻ nhỏ là hoàn toàn bình thường. Còn xã hội phương tây, cho dù là bố mẹ hay thầy cô giáo, sử dụng hình phạt thân thể đối với con em, học sinh của mình là vi phạm pháp luật và người sử dụng hình phạt này sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Thực ra ở Trung Quốc hiện nay, hình phạt thân thể đã bị cấm từ lâu. Trong "luật bảo vệ trẻ vị thành niên" và "luật giáo dục" đều quy định rõ: không được xâm phạm quyền lợi hợp pháp của thanh thiếu niên, không sử dụng hình phạt thân thể học sinh, đồng thời trong các bộ luật này đều đã ghi rõ điều lệ xử phạt người vi phạm. Tuy nhiên, do quan niệm về pháp luật của người dân còn non kém, ý thức pháp luật không cao, không hiểu biết các quy định pháp luật dẫn đến hiện tượng các thầy cô giáo đang vi phạm pháp luật mà không biết, học sinh bị các thầy cô xâm hại mà không hay. Tôi đề nghị Triệu Huy và các bạn học của bạn hãy tìm hiểu một số luật cơ bản, đồng thời đứa ra các yêu cầu hợp lí lên nhà trường, tôi tin rằng, có sự hậu thuẫn của pháp luật, các bạn sẽ là người chiến thắng. Ngoài ra, đối với các thầy cô giáo xử phạt học sinh nhẫn tâm như vậy, các bạn nên tố cáo lên Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên của huyện, nếu cần có thể kiện lên Tòa án nhân dân tối cao. Các bạn phải vững tin rằng: "Học sinh chúng ta cũng là người, chúng ta có cũng có lòng tự tôn!".

ĐỨA CON NGHIỆN NGẬP

ZM, nam, mười bảy tuổi, đang chờ việc

Năm mười lăm tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp hai, tôi không thi tiếp lên cấp ba nữa. Bố mẹ tôi đi làm ăn xa, ở tận vùng Đông Bắc, không có thời gian và sức lực để chăm lo cho tiền đồ của tôi sau này. Chính vì thế, hết ngày này qua ngày khác, tôi lêu lổng, chơi bời, tiêu hết số tiền mà bố mẹ gửi về hàng tháng. Trong nhà chỉ có bà ngoại và tôi. Bà luôn coi tôi là một đứa cháu ngỗ nghịch hư đốn. Khi còn nhỏ, tôi thường xuyên bị bà đánh, khi tôi lớn, bà không đánh nổi tôi nữa nên đành phải mắng tôi suốt ngày. Tôi cũng chẳng kém cạnh, suốt ngày cãi lại bà. Bà ngoại tôi rất dữ dằn, luôn nổi cáu, làm cho tôi chịu không nổi. Tôi thầm rủa bà chết sớm, như vậy tôi mới có thể sống những ngày tháng yên bình. Chú họ tôi tìm cho tôi một công việc, đó là việc giao hàng ột công ty tư nhân. Kết quả là chỉ làm được nửa tháng trời tôi đã không chịu nổi vì quá mệt. Bà ngoại mắng tôi là đồ ăn hại, đồ ăn bám, còn nói tôi là thằng lưu manh. Tôi tức quá, chỉ thẳng vào mặt bà mà nói: “Đây là nhà của bố tôi, bà mà còn lắm mồm nữa thì ra ngoài lề đường mà ngủ!”. Bà trợn mắt nhìn tôi, miệng còn lắp bắp như muốn nói điều gì. Tôi ôm đầu chạy vụt ra ngoài, nếu không, tôi sợ rằng trong một phút nóng nảy, tôi sẽ giết chết bà mất.

Đêm đó, tôi vào một quán rượu trên đường. Bên trong, ánh đèn rực rỡ, tiếng nhạc chát chúa làm tôi có cảm giác rất hiếu kì, hưng phấn và kích thích. Tôi gọi một ly rượu Tây và một mình ngồi thường thức. Tôi đang nghĩ có nên sang Đông Bắc tìm bố mẹ để học làm ăn hay không, vì dù sao đó còn hơn là ở nhà nghe bà ngoại ca cẩm suốt ngày. Đúng lúc đó, một bàn tay mềm mại vỗ vỗ vào vai tôi, tôi quay đầu lại nhìn, đó là một cô gái khoảng gần ba mươi tuổi, ăn mặc rất gợi cảm. Cô ta đánh son đỏ chót, tay cầm một ly cocktail màu xanh, thỏ thẻ gọi tôi là: “Chàng trai trẻ”. Tôi đoán cô ta là gái bán hoa nên lòng có đôi chút hoang mang, thậm chí còn thấy sợ hãi nữa. Nhưng dáng vẻ của cô ta làm cho tôi có cảm giác giống như người bạn học cũ của mình vậy. Tôi cười với cô ta rồi chúng tôi cùng ngồi nói chuyện bên quầy rượu. Tôi phát hiện ra gái bán hoa không hề thần bí như tôi vốn tưởng tượng. H (tên cô gái) tỏ ra hiểu tôi hơn bất cứ ai khác xung quanh (kể cả thầy cô giáo và bạn bè). Chúng tôi vừa uống rượu vừa nói chuyện rất vui vẻ. Chỉ vài tiếng sau, tôi đã coi H là một người bạn thân thiết của mình.

Một giờ sáng, tôi mời H đi ăn đêm cùng mình rồi tạm biệt cô ấy để ra về. Tôi uống khá nhiều rượu nên cảm thấy rất buồn ngủ, hơn nửa tiền trong túi lại tiêu hết sạch rồi. H nói cô ấy đã tan ca, sẽ đưa tôi về nhà. Tôi không đồng ý, nhưng H cứ nằng nặc không chịu nghe, tôi nói không lại, đành phải bảo H rằng tôi hết sạch tiền rồi. Tôi không biết những người như H phục vụ xong đều đòi trả tiền. Nhưng H nói tôi quá khách sáo rồi,cô ấy coi tôi như em trai, chị gái đưa em trai về nhà sao lại đòi tiền cơ chứ? Thế là tôi đành lên taxi cùng với H lên xe một cái là tôi đánh một giấc ngon lành... Mãi đến khi H gọi dậy tôi mới biết đã ra đến ngoại ô rồi. “Đây là đâu vậy?”, tôi ngạc nhiên hỏi. H bảo tôi xuống xe với cô ấy, nói đây là nơi cô ấy thuê trọ.

Tôi liền đi cùng H, dù sao hai chúng tôi cũng như là chị em thôi mà, chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện gì cả. Hơn nữa, tôi cũng muốn để bà ngoại tôi phải lo lắng một phen. Chắc chắn bà ngoại đã bực mình khóa trái cửa lại, rồi ngồi chờ tôi về gõ cửa để mắng tôi một trận à xem!

Nhà H rất bừa bộn, còn hơn cả trong tưởng tượng của tôi nữa. Tôi luôn nghĩ rằng con gái thường gọn gàng, ngăn nắp hơn con trai. Nhưng xem ra thì không phải vậy rồi. Nhưng không sao, bừa bộn cũng tốt, tôi thích đến nhà ai đó bừa bộn như vậy, có cảm giác rất tự do. H về đến nhà liền chạy vào rửa mặt, sau đó hỏi tôi có phải trông cô ấy rất già không. Tôi không biết nên trả lời H thế nào, bởi vì sau khi xóa hết lớp son phấn trang điểm, trông H quả thật rất già và xấu xí. H lấy trong ngăn kéo ra một túi bột trắng nhỏ, rải lên lớp giấy bạc và bật lửa đốt. Một lớp khói trắng xông thẳng vào mũi H, chỉ vài phút sau, mặt H tỏ ra rất đê mê và khoan khoái.

Tôi quan sát không sót một hành động nào của H, vừa sợ hãi, vừa tò mò. Tôi biết túi bột trắng kia chính là thuốc phiện, hơn nữa, một khi đã thử nó chắc chắn sẽ gây nghiện. Nhưng hình ảnh H hiện ra trước mắt tôi bây giờ làm cho tôi cảm thấy thuốc phiện rất thú vị, rất dễ chịu chứ không phải đáng sợ như những gì thường phát trên ti vi, hút rồi cũng chả có gì nguy hiểm cả. Tôi quá ngốc nghếch, tôi không hề nghĩ đến việc, nếu như mình mắc nghiện thì sẽ ra sao? Lúc đó tôi chẳng còn nghĩ được điều gì khác ngoài việc muốn thử xem thứ bột trắng kia có mùi vị ra sao. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi hút thử cái thứ thuốc độc đó. Một chút sợ hãi trong tôi đã bị sự hiếu kì gạt sang một bên. Tất cả cảm xúc lúc đó của tôi chỉ là kích thích và hưng phấn.

Cứ như vậy, ngày ngày tôi ở với H, hơn nữa, tôi hút thuốc phiện lần thứ hai, lần thứ ba. Khi đã thỏa mãn sự hiếu kì của mình thì cũng là lúc tôi biết mình không thể sống thiếu thứ bột trắng ấy được nữa. Tôi như chìm đắm vào trong cái cảm giác bay bổng, phiêu du vào coi tiên sau khi hút thuốc. Hai tháng sau, tôi mới cảm nhận được sự đau đớn của một kẻ nghiện thuốc phiện. Lúc đó, H nói sẽ chuyển đến một thành phố khác và phải trả lại phòng cho chủ nhà. Trước khi đi, H đã để một ít thuốc phiện và số điện thoại liên lạc lại cho tôi, dặn tôi lúc nào lên cơn nghiện thì hãy gọi đến số này. Cô ấy nói, chủ số liên lạc này là người bán thuốc phiện. Tôi hút hết chỗ thuốc phiện mà H để lại, nhưng cũng không gọi đến số liên lạc kia. Càng ngày tôi càng trở nên lười nhác, ngay cả việc gọi điện thoại cũng không muốn làm. Một hôm, lúc tôi tỉnh lại thì đã sáu giờ chiều, cơn nghiện đột nhiên ập đến, tôi ngáp mấy cái liền, nước mắt, nước mũi cứ thi nhau chảy ra. Tôi nghĩ không biết có phải mình đã bị cảm cúm rồi không. Một cơn đau buốt len lỏi vào từng thớ thịt trên người tôi, thế rồi, tôi cảm thấy toàn thân ngứa ngáy, cứ như có hàng ngàn con côn trùng đang bò trong người tôi vậy, tôi cố gắng bắt lất chúng mà không sao bắt được. Tôi đau đớn thế nào, người bình thường chắc chắn không bao giờ tưởng tượng ra được. Tôi bò đến bên chiếc điện thoại, vội vàng quay số mà H để lại cho tôi. Tôi không biết mình đang lên cơn nghiện rồi!

Tôi gọi điện thoại và nóng lòng chờ đợi người ta mang thuốc phiện đến. Người mang thuốc đến là một thanh niên trạc tuổi tôi, tự giới thiệu mình tên là K. Tôi lập tức đưa cho cậu ta một nghìn nhân dân tệ mà bố mẹ mới gửi cho tôi hôm trước. Cậu ta rất hài lòng và thoải mái ngồi nói chuyện với tôi. Cậu ta nói mình đã hút thuốc phiện hơn ba năm nay. Cậu ta biết bố mẹ tôi là dân làm ăn, rồi dạy cho tôi đủ mọi cách để xin tiền bố mẹ. Thế là tôi và K trở thành bạn bè thân thiết của nhau. Nghiện càng nặng, tôi càng xin tiền bố mẹ nhiều hơn. Có tháng tôi xin bố mẹ đến tám nghìn nhân dân tệ. Bố mẹ tôi bắt đầu nghi ngờ, liên tục gọi điện về hỏi tôi dùng tiền vào việc gì. Cũng may là bà ngoại tôi tuổi đã cao nên không hề biết là tôi mắc nghiện. Lúc đó, tôi đã bắt đầu chuyển sang chích. Tôi nói với bà ngoại rằng tôi học cách tiêm thuốc từ người ta, bây giờ tôi đang bị cảm cúm nên phải tự chích thuốc để trị bệnh. Bà ngoại mặc dù rất hay ca cẩm nhưng thực ra bà cũng chẳng biết tôi đang làm gì. Bà chỉ thắc mắc không hiểu sao tôi lại gầy đi nhiều như vậy, bà luôn quả quyết rằng tôi đã mắc bệnh gì đó rất nặng. Trước đây, tôi nặng tới bảy mươi cân, nhưng giờ thì chỉ còn khoảng bốn mươi cân thôi, hai cánh tay tôi đầy những vết kim tiêm, ngay cả chân cũng có. Mùa hè tôi chẳng dám ra ngoài gặp ai.

Bố tôi nghĩ rằng tôi mắc bệnh hiểm nghèo thật nên vội vàng bỏ cả công việc làm ăn để về gặp tôi. Vừa vào nhà, nhìn thấy hai hốc mắt sâu hoắm, thân hình như cành cây khô của tôi mà bố tôi giật nảy mình. Chẳng mấy chốc, bố phát hiện ra rằng hóa ra tôi đang chích thuốc phiện. Hai hàng nước mắt lăn dài trên má bố. Bà ngoại cho rằng tôi muốn chết thật rồi. Bà không thèm mắng tôi nữa, chỉ ôm lấy tôi mà khóc. Cuối cùng, bố và cán bộ trong phường đã đưa tôi và trại cai nghiện, bắt tôi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với thuốc phiện.

Trong trại cai nghiện, có rất nhiều lần tôi cảm thấy mình không thể chịu nổi nữa. Những cơn nghiện khủng khiếp cứ giày vò thể xác tôi, làm cho tôi không ăn uống, không ngủ nghỉ được chút nào. Rất nhiều lần chịu không nổi, tôi muốn đâm đầu vào tường mà chết quách đi cho xong. Tôi thà chết chứ không muốn bị giày vò, hành hạ mãi thế này. Nhưng cứ mỗi lần như vậy lại có người giữ chặt lấy tôi, không cho tôi chết. Bố mẹ từ bỏ sự nghiệp bao năm xây dựng ở đông bắc để về trông nom tôi, cùng tôi chịu khổ sở, đau đớn. Tôi cảm thấy rất có lỗi với bố mẹ. Nếu biết trước hút thuốc phiện sẽ có kết cục bi thảm như ngày hôm nay thì có chết tôi cũng không bao giờ dám thử. Ai có thể hiểu được sự hối hận trong lòng tôi chứ, nó thậm chí còn sâu hơn cả đại dương ngoài kia nữa…

Chat room:

Cái giá phải trả cho việc nghiên thuốc phiện là quá đắt, mỗi người trong chúng ta đều không thể gánh vác nổi. Sự hiểu kì của ZM làm cho tôi nhớ đến câu chuyện về chiếc hộp Pandora, một câu chuyện trong thần thoại Hi Lạp cổ. Có một người vì không chế ngự được sự tò mò của mình đã mở chiếc hộp thần kì đó ra. Kết quả là ma quỷ bị nhốt trong chiếc hộp đã được giải thoát. Vậy là thế giới tươi đẹp của chúng ta đâu đâu cũng có bóng ma đáng sợ. Đó chính là một tai họa do chính sự tò mò của con người gây ra.

Tôi thừa nhận rằng, thanh thiếu niên thường rất hiếu kì cũng thể hiện tinh thần tìm tòi đáng quý. Người lớn thường giáo dục và nuôi dưỡng trí tò mò trong đầu của con trẻ về các hiện tượng, sự vật xung quanh. Tuy nhiên, rất ít người có thể ý thức được rằng, có những quy định của pháp luật và xã hội không thể bị phá vớ bởi sự tò mò của con người. Một khi chúng ta phá vỡ những quy định này, hậu quả cũng giống như chúng ta tự tay mở chiếc hộp Pandora vậy!
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .